Bộ Giao thông bàn giao 5 tổng công ty về siêu uỷ ban
Chiều 12/11, Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đã Ký biên bản chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 5 tổng công ty từ Bộ Giao thông về Ủy ban.
5 đơn vị được bàn giao gồm Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam.
Tổng vốn điều lệ của 5 đơn vị kể trên khoảng 49.000 tỷ đồng, vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp hơn 46.300 tỷ đồng.
Các nội dung bàn giao gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...
Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể cho rằng việc bàn giao các doanh nghiệp nhà nước về Uỷ ban sẽ là một sự thay đổi lớn, qua đó, khắc phục những tồn tại, hạn chế của mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước hiện nay.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng cho rằng, 5 đơn vị được chuyển giao về Uỷ ban quản lý vốn đều là những đơn vị máu thịt của ngành, đã gắn bó và góp phần vào lịch sử xây dựng và phát triển giao thông. "Bộ vẫn sẽ tiếp tục đồng hành hỗ trợ nhưng sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật... Tôi có niềm tin 5 đơn vị của chúng ta sau khi bàn giao sẽ hiệu quả tốt hơn nữa", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước (Siêu uỷ ban) ra mắt ngày 30/9/2018 do ông Nguyễn Hoàng Anh làm chủ tịch. Đây là đơn vị đại diện chủ sở hữu với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tại các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Cuối tháng 9/2018, Ủy ban chính thức hoạt động với 19 tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước sở hữu được "gom về". Ước tính, tổng tài sản của 19 tập đoàn, tổng công này có giá trị lên tới 2,3 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 46% GDP cả nước năm 2017.
5 đơn vị được bàn giao gồm Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam.
Tổng vốn điều lệ của 5 đơn vị kể trên khoảng 49.000 tỷ đồng, vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp hơn 46.300 tỷ đồng.
Các nội dung bàn giao gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...
Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể cho rằng việc bàn giao các doanh nghiệp nhà nước về Uỷ ban sẽ là một sự thay đổi lớn, qua đó, khắc phục những tồn tại, hạn chế của mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước hiện nay.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng cho rằng, 5 đơn vị được chuyển giao về Uỷ ban quản lý vốn đều là những đơn vị máu thịt của ngành, đã gắn bó và góp phần vào lịch sử xây dựng và phát triển giao thông. "Bộ vẫn sẽ tiếp tục đồng hành hỗ trợ nhưng sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật... Tôi có niềm tin 5 đơn vị của chúng ta sau khi bàn giao sẽ hiệu quả tốt hơn nữa", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước (Siêu uỷ ban) ra mắt ngày 30/9/2018 do ông Nguyễn Hoàng Anh làm chủ tịch. Đây là đơn vị đại diện chủ sở hữu với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tại các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Cuối tháng 9/2018, Ủy ban chính thức hoạt động với 19 tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước sở hữu được "gom về". Ước tính, tổng tài sản của 19 tập đoàn, tổng công này có giá trị lên tới 2,3 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 46% GDP cả nước năm 2017.